Xử lý lỗi 500 CyberPanel khi dùng phpMyAdmin
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn xử lý lỗi 500 CyberPanel trong quá trình sử dụng.
I. Tổng quan
Lỗi 500 trên CyberPanel có tương đối nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên trong bài này mình sẽ đề cập về 1 lỗi 500 tương đối gặp nhiều và cũng như cách để khắc phục.
Dưới đây là những hình ảnh hiện tượng nhận biết lỗi này.
Thông thường thì cả hai lỗi này sẽ cùng xuất hiện cùng 1 lúc.
Giải pháp xử lý lỗi 500 CyberPanel mời các bạn xem tiếp phần sau của bài viết này nhé.
II. Xử lý lỗi 500 CyberPanel
Để Xử lý lỗi 500 CyberPanel chúng ta thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: SSH vào hệ thống CyberPanel của bạn
Để xử lý lỗi 500 CyberPanel, việc đầu tiên chúng ta cần làm là SSH vào VPS hoặc máy chủ của bạn với quyền root trước. Nếu bạn chưa biết cách SSH vào VPS hoặc Server của bạn thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sau:
- Hướng dẫn đăng nhập vào VPS Linux với giao thức SSH.
Sau khi đã SSH thành công chúng ta tiếp tục với bước 2 để thực hiện lệnh kiểm tra và xử lý lỗi 500 CyberPanel.
Bước 2: Kiểm tra nguyên nhân và xử lý lỗi 500 CyberPanel
Đầu tiên các bạn nên tìm nguyên nhân tại tệp ghi lại các nhật ký lỗi của CyberPanel với lệnh sau.
cat /home/cyberpanel/error-logs.txt
Hoặc bạn có thể kiểm tra dung lượng ổ cứng với lệnh
df -h để kiểm tra các mức sử dụng trên các phân vùng máy chủ.
Như bạn có thể thấy hình trên thì phân vùng
/tmp của mình đã đạt 100%. Chúng cùng di chuyển vào phân vùng này và sử dụng lệnh
du -sh * để kiểm tra chính xác thì thư mục nào chiếm nhiều dung lượng nhé.
Trong phân vùng
/tmp của mình có rất nhiều file và thư mục, tuy nhiên bạn sẽ thấy có một thư mục lshttpd đang sử dụng nhiều dung lượng nhất.
Khi di chuyển vào thư mục này thì chúng ta sẽ thấy có một thư mục
bak_core và trong thư mục này có các tệp chiếm nhiều dung lượng như sau.
Mình tìm hiểu trên diễn đàn của CyberPanel thì đây là các tệp tin sao lưu phần core của CyberPanel khi CyberPanel nâng cấp. Và bạn hoàn toàn có thể xóa sau khi CyberPanel của bạn được nâng cấp.
Sau khi xóa các tệp này xong chúng ta kiểm tra lại dung lượng của phân vùng
/tmp lại một lần nữa nhé.
Như bạn có thể thấy phân vùng /tmp
của mình đã trống rất nhiều. Sau đó bạn sử dụng lệnh sau để khởi động lại CyberPanel nhé.
systemctl restart lscpd
Sau khi khởi động lại CyberPanel các lỗi đã không còn nữa.
Tuy nhiên để tình trạng này không sảy ra nữa thì bạn nên điều chỉnh phân vùng
/tmp có mức dung lượng cao hơn sẽ là ổn nhất.
III. Tổng kết
Với lỗi 500 thì có rất nhiều nguyên nhân, nếu mình gặp thêm các trường hợp khác thì mình sẽ cập nhật thêm trong bài viết này cho các bạn tham khảo.
Hy vọng với bài viết xử lý lỗi 500 CyberPanel của mình sẽ giúp các bạn xử lý được vấn đề của mình.
Chúc các bạn thực hiện thành công.
Nếu các bạn cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ theo các cách bên dưới:
- Hotline 247: 0839 30 3745
- Ticket/Email: Bạn dùng email đăng ký dịch vụ gửi trực tiếp về: [email protected].